Contents
Lạp xưởng tươi là món ăn truyền thống được rất nhiều người yêu thích. Cách làm món ăn này không khó nhưng cần phải biết rõ các bước để miếng lạp xưởng có màu đỏ hồng đẹp mắt, dậy mùi thơm đặc trưng. Cùng theo dõi tiếp bài viết để nắm rõ được công thức làm lạp xưởng chuẩn vị nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu làm lạp xưởng
Để có thể làm lạp xưởng ngon, quý khách cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Thịt nạc:nên chọn loại thịt đùi, vai, nạc dăm có lẫn ít mỡ để tăng độ béo ngậy:
- Thịt mỡ: tỷ lệ nạc và mỡ là 1:3
- Ruột non hoặc vỏ collagen
- Nước mắm loại ngon
- Muối, bột nêm, đường/mật ong, hạt tiêu, ớt bột loại không cay hoặc vài giọt chất tạo màu thực phẩm.
- Rượu Mai Quế Lộ, rượu trắng.
Công thức làm lạp xưởng chuẩn vị truyền thống
Ở Việt Nam, lạp xưởng nổi tiếng nhất phải kể đến lạp xưởng Sóc Trăng, Cần Giuộc, Châu Đốc hay lạp xưởng Tây Bắc. Mỗi vùng miền sẽ có một công thức làm lạp xương riêng.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, quý khách rửa sạch mỡ heo và thịt heo thật kỹ bằng nước muối, để ráo nước rồi cắt hạt lựu. Nếu làm số lượng lớn thì bước này sẽ tốn khá nhiều thời gian. Chính vì thế, bạn có thể dùng máy xay thịt công nghiệp của maysaynongsanviendong.com để xay nhỏ.
Thái nhỏ mỡ thành hạt lựu rồi cho lên bếp chần 3 phút. Vớt mỡ ra để ráo nước, có thể dùng khăn giấy thấm cho ráo. Đem mỡ trộn cùng đường rồi mang đi phơi nắng trong khoảng 1 ngày. Ngoài ra, có thể đem sấy mỡ trong lò nướng ở 60 độ trong vòng 2 giờ.
Phần ruột non cần phải sơ chế thật kĩ để không có mùi hôi. Đầu tiên, phải lộn bên trong ruột, tuốt sạch phần nhầy bên trong. Dùng gừng đập dập và rượu trắng bóp để khử sạch nhớt cũng như mùi hôi. Rửa lại cho thật sạch rồi lộn mặt phải ruột non. Tiếp đó, dùng chanh và muối bóp rửa lại lần nữa cho thật sạch. Nếu vỏ ruột hơi dày thì dùng dao cạo bớt cho mỏng một chút thì khi nhồi sẽ dễ hơn.
Bước 2: Trộn ướp nguyên liệu
Cho thịt lợn, mỡ cùng với các gia vị đã chuẩn bị vào chung cái âu lớn. Đeo bao tay vào trộn đều để thịt ngấm gia vị. Nếu bạn muốn lạp xưởng có vị ngọt hơn hãy cho thêm chút đường hoặc mật ong. Công thức làm lạp xưởng với mật ong sẽ giúp lạp xưởng có hương vị ngọt thanh, dịu nhẹ hơn so với dùng đường.
Tiếp theo, bạn mang ra nắng phơi khoảng 30 phút, cứ mỗi 15 phút thì đảo đều lên 1 lần để phần mỡ trở nên trong hơn. Trong quá trình phơi sấy, đường và rượu lên men sẽ làm lạp xưởng có vị chua nhẹ hơn. Thịt ướp ít nhất 4 giờ. Bạn có thể bọc kín và ướp qua đêm trong tủ lạnh.
Rượu mai quế lộ
Bước 3: Nhồi thịt lạp xưởng vào vỏ
Viễn Đông đang cung cấp các mẫu máy nhồi lạp xưởng bằng tay năng suất 3kg – 500kg phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng cũng như các cơ sở chế biến. Đầu tiên, bạn cột 1 đầu của ruột/vỏ collagen và dùng dây thắt nút lại, đầu còn lại bạn nhét ống đùn. Sau đó từ từ đẩy nhân thịt vào cho đến khi đầy chặt vỏ collagen rồi thắt nút lại.
Sau khi nhồi xong nhân, bạn dùng tay nắn nhẹ nhàng để phần nhân được dàn đều cũng như kết dính với vỏ hơn. Sau đó, ngắt lạp xưởng thành từng đoạn ngắn khoảng 15cm, dùng dây chỉ buộc thắt lại. Rửa lại với rượu mai quế lộ để lạp xưởng lên màu đẹp.
Bước 4: Phơi sấy lạp xưởng
Đây là bước rất quan trọng trong công thức làm lạp xưởng. Quý khách có thể phơi dưới nắng to trong 2-4 ngày hoặc sấy trong lò. Để sử dụng tủ sấy lạp xưởng, quý khách tiến hành xếp nguyên liệu lên khay rồi cài đặt nhiệt độ 50-70ºC và sấy trong 6-8 tiếng là xong.
Xem ngay: Máy sấy thực phẩm công nghiệp xoay 15 khay hiện đại!
Bước 5: Bảo quản lạp xưởng
Cho lạp xưởng vào túi kín, nếu có thể thì nên hút chân không để bảo quản tốt hơn. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 – 3 tháng. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cho lạp xưởng vào ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản được 6 tháng.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý khách những thông tin hữu ích công thức làm lạp xưởng. Nếu các bạn còn những cách làm nào khác, hãy chia sẽ với Viễn Đông nhé!.
Ý kiến bạn đọc (0)